Hạn mức tín dụng được tính toán theo công thức:
CF SX cần thiết
trong năm KH Vốn tự có Các khoản
Hạn mức TD = ——————- – và coi như – huy động
Vòng quay VLĐ tự có khác
Chi phí SX = Tổng giá trị sản lượng – Khấu hao – Thuế – Lợi nhuận
Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH cơ bản định mức
– Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào báo cáo quyết toán của năm trước và tính theo công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay VLĐ = ————————————–
Tài sản lưu động dự trữ bình quân
+ Doanh thu thuần: Bằng Tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp.
+ Tài sản lưu động dự trữ bình quân: Được tính trên cơ sở nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hoá tồn kho…. Có thể tính bằng bình quân tài sản lưu động các quý.
Có thể xác định vốn lưu động tự có theo công thức sau: Vốn lưu động tự có = Vốn chủ Sở hữu + Vay dài hạn – TSCĐ và ĐTDH.
Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, dòng tiền của doanh nghiệp để xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đối với cho vay thường xuyên thì mức trả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận với nhau.
Chú ý: Trong thẩm định hạn mức vốn lưu động cần lưu ý tính khả thi của các hợp đồng đã ký (tránh tình trạng hợp đồng có thể là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần hay hợp đồng đã hết thời hạn hiệu lực, hoặc không có khả năng triển khai.
Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc cần phải xem xét hoạt động, tình hình quan hệ tín dụng của pháp nhân (công ty mẹ) để tránh cho vay trùng lắp; kiểm tra văn bản uỷ quyền vay vốn (nội dung, thời hạn uỷ quyền), uỷ quyền thực hiện bảo đảm nợ vay.