Saturday, December 21, 2024
spot_img
HomeThẩm định tín dụngHạn mức vốn lưu độngHướng dẫn đánh giá chung về Doanh nghiệp vay vốn (Phần 2)

Hướng dẫn đánh giá chung về Doanh nghiệp vay vốn (Phần 2)

5. Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

  • Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động: Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại và phù hợp với dự án, phương án dự kiến vay vốn.
  • Xem xét ngành nghề kinh doanh/phương hướng hoạt động của khách hàng có phù hợp với chiến lược, chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam/của Chi nhánh không, lưu ý các giới hạn tín dụng theo ngành kinh tế, khu vực, chi nhánh…
  • Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp: Cơ cấu về doanh thu, lợi nhuận theo từng loại sản phẩm.
  • Vị thế và danh tiếng của khách hàng trên thị trường: Vị thế,  thị phần của từng loại sản phẩm trên thị trường, Khả năng cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.
  • Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới.
  • Chính sách khách hàng.
  • Các khách hàng, đối tác quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (liên quan đến các sản phẩm đầu vào, đầu ra hoặc các mối liên hệ về vốn).

a. Năng lực sản xuất/ kinh nghiệm và mức độ am hiểu thị trường

  • Xem xét đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệ sản xuất hiện tại.
  • Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng thiết bị.
  • Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng của từng sản phẩm và của các khách hàng chính, số lượng/phần trăm giá trị sản phẩm chưa thực hiện được.
  • Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm.
  • Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm.
  • Những thay đổi về thành phần của sản phẩm.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi (như tăng, giảm cầu, số lượng hàng tồn kho, những thay đổi về giá).
  • Những thay đổi về hiệu quả sản xuất: Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này.
  • Những thay đổi về chi phí sản xuất so sánh với đối thủ cạnh tranh..
  • Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi số lượng hàng tồn kho, cách quản lý.
  • Công suất hoạt động.
  • Chất lượng sản phẩm.

b. Đánh giá về nguyên vật liệu và khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào

  • Danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu.
  • Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
  • Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào do doanh nghiệp tự cung cấp hay phải cung cấp bởi các nhà cung ứng trong và ngoài nước. Phương thức mua, điều kiện trả chậm, các chính sách được ưu đãi.
  • Số lượng, tên các nhà cung cấp các nguyên liệu chính, hàng hoá chủ yếu và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà cung cấp.
  • Quản lý chi phí: Biến động về tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản sản phẩm.

c. Phương thức bán hàng, mạng lưới tiêu thụ

  • Tổ chức hoạt động bán hàng: Mạng lưới, hệ thống phân phối
  • Số lượng, tên các nhà tiêu thụ, phân phối chính và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
  • Doanh thu trực tiếp, gián tiếp: Loại hình bán hàng có doanh thu gián tiếp (thông qua các đại lý phân phối tại địa phương, đại lý bán buôn, bán lẻ, các công ty thương mại).
  • Tình hình và khả năng trả nợ của các khách hàng chính trong ngành.
  • Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm).

d. Sản lượng và doanh thu

  • Những thay đổi về sản lượng sản xuất và doanh thu các loại sản phẩm theo các năm về số lượng và giá trị.
  • Những thay đổi về doanh thu với từng khách hàng và sản phẩm.
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này (tăng giảm nhu cầu, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, v..v…).

e. Triển vọng phát triển của sản phẩm, khả năng mở rộng hoạt động SXKD

Tập trung phân tích ngắn gọn điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) đối với Khách hàng trên các mặt như sau:

* Thị trường

  • Thị phần của Khách hàng
  • Hình ảnh/ Uy tín của Khách hàng
  • Mức độ gắn bó, trung thành của bên mua sản phẩm, dịch vụ

* Sản phẩm, dịch vụ

  • Thương hiệu của sản phẩm dịch vụ
  • Đặc tính
  • Quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ
  • Giá
  • Quảng cáo
  • Khuyến mại
  • Nguồn nhân lực

* Kênh phân phối

  • Loại và cơ cấu kênh phân phối
  • Phương thức giao dịch, điều kiện thanh toán

   Từ những phân tích trên ta có thể đánh giá về triển vọng phát triển của Doanh nghiệp trong ngắn hạn và trung dài hạn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Most Popular

Recent Comments