1. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh:
a) Mục tiêu phương án/kế hoạch kinh doanh.
b) Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án/kế hoạch kinh doanh.
c) Quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện phương án/kế hoạch kinh doanh: Vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng…
d) Cách thức tiến hành phương án.
2. Phân tích tính khả thi:
a) Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu/sản phẩm và các yếu tố đầu vào của phương án:
– Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu, hàng hoá đầu vào (nếu có)? Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: Có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả thế nào? Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? Cơ chế chính sách đối với sản phẩm? Biến động về giá cả sản phẩm?
b) Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hoá và các yếu tố đầu ra của phương án.
– Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án.
– Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hoá của phương án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?
– Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.
– Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế thời điểm hiện tại.
– Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm.
– Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường.
=> Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
c) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
– Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không.
– Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường không.
– Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay
– Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không?
d) Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm).
3. Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của PA SXKD
* Hồ sơ tài liệu làm căn cứ tính toán:
+ Các báo cáo tài chính.
+ Phương án/Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm.
+ Bảng kê các loại công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
+ Bảng kê các khoản phải thu, phải trả.
+ Các hợp đồng kinh tế (về hàng hóa, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ…).
+ Kế hoạch vay trả, nguồn trả nợ.
+ Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, dự toán chi phí hoạt động được duyệt…).
Trên cơ sở các đánh giá tại phần 1.2, 1.3 và các hồ sơ tài liệu trên đây ta có thể tiến hành tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh xác định dòng tiền để tính toán khả năng trả nợ vay, rủi ro khi bảo lãnh cho khách hàng vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước,…