- Phần 1 – KIỂM TRA TÍNH KHỚP ĐÚNG, HỢP LÝ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đối với những câu hỏi không thể trả lời ” Có” hoặc “Không”, cần ghi chú vào phần ” Thông tin bổ sung” rồi ghi chi tiết xuống phần dưới của bảng này để tổng hợp báo cáo thẩm định khách hàng.
Đối với câu hỏi có thể trả lời “Có” hoặc “Không”. Nếu cần phải bổ sung thông tín cần ghi chú vào phần ” Thông tin bổ sung” rồi ghi chi tiết xuống phần dưới của bảng này để tổng hợp báo cáo thẩm định khách hàng.
PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH | ||||
TT | CÂU HỎI | Trả lời | Thông tin bổ sung | |
Có | Không | |||
I | CÂU HỎI CHUNG | |||
1 | Báo cáo tài chính có đầy đủ hay không (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)? | |||
2 | Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán hay chưa? (Không bao gồm kiểm toán nội bộ) | |||
II | KIỂM TRA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN | |||
3 | Trong các khoản phải thu, liệu có những khoản phải thu khó đòi được tính vào các khoản phải thu?
Nếu có, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” giá trị của khoản khó đòi, tỷ trọng nợ khó đòi trong các khoản phải thu? |
|||
4 | Trong Bảng cân đối kế toán có những khoản thanh toán/ những khoản phải thu chờ xử lý có giá trị lớn?
Trên 100 triệu Trên 500 triệu Trên 1 tỷ Trên 10 tỷ Trên 100 tỷ |
|||
5 | Việc hạch toán hàng tồn kho (Nguyên tắc hạch toán, Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, Phương pháp hạch toán hàng tồn kho, Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho) có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về Hạch toán hàng tồn kho. | |||
6 | Trong tổng trị giá hàng tồn kho, liệu có hàng hỏng/ hàng không thể sử dụng cũng được tính gộp?
Nếu có, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” giá trị của khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa bị hỏng được tính gộp vào hàng tồn kho? |
|||
7 | Việc xác định Nguyên giá tài sản cố định và trích Khấu hao tài sản cố định có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về ghi nhận và phương pháp trích khấu hao của tài sản cố định | |||
8 | Việc xác định Giá trị bất động sản đầu tư và trích Khấu hao bất động sản đầu tư có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về ghi nhận và phương pháp trích khấu hao của bất động sản đầu tư | |||
9 | Việc xác định Giá trị các khoản đầu tư tài chính (ngắn hạn& dài hạn) và trích Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về ghi nhận và phương pháp trích dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn. | |||
10 | Trong các khoản đầu tư tài chính vào các DN khác (Đơn vị thành viên và Đơn vị bên ngoài) có khoản đầu tư nào thua lỗ không?
Nếu có, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” giá trị thua lỗ, và mức trích dự phòng giảm giá đầu tư của khoản thua lỗ là bao nhiêu? |
|||
11 | Việc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về chi phí đi vay. | |||
12 | Có các khoản chi phí đi vay chưa hợp lý/ hợp lệ được hạch toán vào tài khoản “Chi phí đi vay” hay không?
Nếu có, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” giá trị của khoản chi phí đi vay chưa hợp lý, hợp lệ đó. Tỷ lệ đó trong tổng chi phí đi vay là bao nhiêu? |
|||
13 | Ban giám đốc DN có các khoản vay hay trách nhiệm nợ nào đối với DN hay không?
Nếu có, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” giá trị của khoản khoản vay (giá trị khoản nợ) của Ban giám đốc đối với DN. |
|||
14 | Việc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác (chi phí trả trước và chi phí khác) có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán chi phí khác. | |||
15 | Việc ghi nhận các khoản phải trả có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán các khoản phải trả. | |||
16 | Trong các khoản nợ phải trả có khoản nợ vay nào từ các Tổ chức tín dụng không?
Nếu có, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” tổng số dư nợ gốc vay tại các Tổ chức tín dụng, tỷ lệ dư nợ gốc tại các Tổ chức tín dụng trên tổng nợ phải trả. |
|||
DN đã dùng những tài sản nào, giá trị bao nhiêu để đảm bảo cho các khoản nợ phải trả, nếu có hãy ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung”. Trường hợp thông tin quá dài, hãy ghi nhận tại một trang đính kèm. | ||||
17 | Việc ghi nhận các khoản dự phòng phải trả có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán dự phòng các khoản phải trả. | |||
18 | Vốn điều lệ của DN đã được góp đủ không? Có đầy đủ các Biên bản góp vốn điều lệ của các Chủ sở hữu DN? Việc ghi nhận vốn chủ sở hữu có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán vốn chủ sở hữu?
Nếu chưa góp đủ, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” số tiền chưa góp đủ vốn điều lệ theo ĐKKD, tỷ trọng chưa góp trên tổng vốn điều lệ, thời hạn cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. |
|||
19 | Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. | |||
III | KIỂM TRA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH | |||
20 | Liệu doanh thu thuần đã được loại bỏ các khoản: chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại? | |||
21 | Việc ghi nhận các khoản doanh thu (từ hoạt động SXKD, tài chính) có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán doanh thu. | |||
22 | Việc ghi nhận và phân bổ chi phí để xác định giá vốn hàng hóa có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán giá vốn hàng hóa. | |||
23 | Việc ghi nhận và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. | |||
24 | Việc ghi nhận và phân bổ chi phí bán hàng có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán chi phí bán hàng. | |||
25 | Việc ghi nhận và phân bổ lợi nhuận của doanh nghiệp có phù hợp với: Quy định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán về hạch toán và phân bổ quỹ thu nhập. | |||
26 | So với kỳ báo cáo trước, DN có những khoản lỗ bất thường hay không?
Nếu có, ghi nhận tại cột “Thông tin bổ sung” giá trị khoản lỗ bất thường và làm rõ nguyên nhân. |