Monday, December 23, 2024
spot_img
HomeThẩm định tín dụngPhân tích tài chínhSơ lược về khấu hao hoạt động của Doanh nghiệp

Sơ lược về khấu hao hoạt động của Doanh nghiệp

Hãy cẩn trọng: các công ty luôn tìm mọi cách để có được những chỉ số cơ bản đẹp. Bởi thế nên các nhà đầu tư cần đánh giá cẩn thận khi đọc những số liệu trong báo cáo tài chính.

Thật là thiếu sót nếu chỉ nhìn vào một chỉ số EPS cao hay giá trị sổ sách thấp. Các nhà đầu tư cần chú trọng đến các giả định và phương pháp kế toán ẩn sau những con số này.

Trong bài viết, chúng ta sẽ xem xét những điểm cần chú ý khi phân tích khấu hao. Khấu hao có thể chiếm một phần lớn chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và cũng có thể ảnh hưởng đến những cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Mặc dù đã có những quy định về cách ghi chép khấu hao, nhưng vẫn còn rất nhiều kẽ hở để đội ngũ lãnh đạo công ty tận dụng nhằm đánh lạc hướng nhà đầu tư. Việc xem xét khấu hao một cách cẩn thận sẽ đem lại nhiều lợi ích.

KHẤU HAO LÀ GÌ?

Khấu hao là quá trình công ty phân bổ hao phí tài sản trong suốt quá trình sử dụng của nó. Mỗi khi công ty lập báo cáo tài chính, sẽ có mục chi phí khấu hao để ghi lại phần hao phí của cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị từ lúc công ty mua các tài sản này đến năm tài chính hiện tại. Mục đích của việc kê khai khấu hao dưới dạng chi phí là để trải đều giá mua ban đầu trong suốt thời gian hiệu dụng của tài sản. Đối với tài sản vô hình – ví dụ như thương hiệu hay sở hữu trí tuệ – quá trình phân phối hao phí qua thời gian được gọi là khấu hao tài sản vô hình (amortization). Với tài nguyên thiên nhiên như nước khoáng, gỗ và dự trữ dầu, quá trình này được gọi là depletion.

GIẢ ĐỊNH

Những giả định quan trọng về chi phí khấu hao do đội ngũ giám đốc của công ty quyết định. Họ luôn suy nghĩ kỹ càng về những vấn đề sau:

  • Phương pháp và tỉ lệ khấu hao
  • Tuổi đời của tài sản
  • Giá trị thanh lý của tài sản
  • Lựa chọn cách tính toán

Tùy thuộc mong muốn, các công ty có thể tùy ý lựa chọn phương pháp để tính chi phí khấu hao. Để đơn giản hóa, chúng ta sẽ tóm tắt 2 phương pháp phổ biến nhất:

Phương pháp đường thẳng: Ước tính giá trị thanh lý của tài sản vào cuối tuổi đời rồi lấy chi phí ban đầu trừ đi giá trị này. Đem kết quả chia cho số năm sử dụng ước tính của tài sản. Chi phí khấu hao của công ty là như nhau qua các năm. Đây là công thức của phương pháp đường thẳng:

Khẩu hao đường thẳng = (giá ban đầu của tài sản – giá trị thanh lý)/ tuổi thọ sử dụng ước tính

Phương pháp khấu hao nhanh – phương pháp này liệt kê chi phí khấu hao nhanh hơn so với phương pháp đường thẳng. Nhìn chung, mục đích là để giảm thiểu thu nhập chịu thuế. Một phương pháp phổ biến là “phương pháp khấu hao gấp đôi số dư giảm dần” (double declining balance), trong đó chủ yếu tăng gấp đôi tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng:

Khấu hao giảm dần gấp đôi = 2 x tỷ lệ khấu hao đường thẳng.

Khấu hao giảm dần gấp đôi = 2 x (chi phí ban đầu của tài sản – giá trị thanh lý) / tuổi thọ ước tính của tài sản

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH

Là nhà đầu tư, bạn cần hiểu việc lựa chọn phương pháp khấu hao ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán trong ngắn hạn như thế nào.

Xét ví dụ sau:

Công ty Tricky mua một hệ thống công nghệ thông tin mới trị giá 2 triệu USD. Tricky ước tính hệ thống có giá trị thanh lý là 500.000 USD và sử dụng được 15 năm. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, chi phí khấu hao của hệ thống IT trong năm đầu được tính như sau:

($2.000.000 – $500.000)/15 = $100.000

Theo phương pháp khấu hao gấp đôi số dư giảm dần, chi phí khấu hao của hệ thống IT trong năm đầu là:

2 x tỷ lệ khấu hao đường thẳng =

2 x($2.000.000 – $500.000)/15 = $200.000

Như vậy, nếu Tricky sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, chi phí khấu hao tài sản trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giảm đi đáng kể trong năm đầu tiên (100.000 USD chứ không đến 200.000 USD như trong khấu hao nhanh)

Điều này lại ảnh hưởng đến thu nhập. Nếu Tricky muốn giảm chi phí và tăng chỉ số EPS, công ty sẽ chọn phương pháp đường thẳng để “mông má” các số liệu của mình.

Rất nhiều nhà đầu tư tin rằng giá trị sổ sách, hay chỉ số giá trị tài sản thuần (NAV) là tiêu chuẩn đo giá trị chính xác nhất. Nhưng, hãy cẩn thận. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị sổ sách: xác định giá trị ròng của Tricky bằng cách lấy toàn bộ giá trị tài sản trừ đi mọi khoản nợ trong bảng cân đối kế toán – bao gồm cả khấu hao. Kết quả, nhờ giá trị ròng của tài sản giảm chậm, khấu hao đường thẳng làm giá trị sổ sách của Tricky lớn hơn phương pháp khấu hao nhanh.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIẢ ĐỊNH

Tricky đã xác định tuổi đời khá dài cho hệ thống công nghệ thông tin của mình – 15 năm. Công nghệ thông tin thường trở nên lạc hậu khá nhanh, do đó hầu hết các công ty khấu hao hệ thống công nghệ thông tin trong vòng 5-8 năm.

Vấn đề còn nằm ở giá trị thanh lý Tricky lựa chọn. Thật là khó tin khi một hệ thống đã sử dụng 5 năm tuổi vẫn còn giữ được ¼ giá trị gốc. Nhưng chúng ta có thể nhìn ra lý do cho quyết định của Tricky: tuổi đời sử dụng tài sản càng lâu và giá trị thanh lý càng lớn, thì chi phí khấu hao mỗi năm càng thấp. Chi phí khấu hao thấp tăng thu nhập và tăng giá trị sổ sách. Giả định của Tricky, dù vẫn còn nhiều nghi vấn, sẽ giúp những thông số cơ bản lôi cuốn hơn.

KẾT LUẬN

Khi xem xét kỹ hơn về khấu hao, nhà đầu tư có thể nhận thấy sự tăng trưởng thu nhập trên chỉ số EPS cũng như sự tăng giá trị sổ sách có thể thuần túy chỉ là kết quả của một số mánh khóe kế toán. Thu nhập và giá trị tài sản ròng tăng lên dựa vào cách chọn phương pháp tính khấu hao không đồng nghĩa với việc hiệu suất làm việc được cải thiện, và vì thế, không báo hiệu những nền tảng vững mạnh lâu dài.

NGUỒN: SAGA.VN

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Most Popular

Recent Comments